Trang chủ » Phong thủy cây trồng

  THUỘC TÍNH NGŨ HÀNH VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG CỦA THỰC VẬT

THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG THỰC VẬT

Để hình dung rõ hơn về học thuyết Âm Dương, người xưa đã dùng Thái cực đồ để biểu thị. Thái cực đồ nằm trọn trong vòng tròn, gồm 2 nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau. Màu đen (tượng trưng cho Âm), màu trắng( tượng trưng cho Dương). Trong mỗi phần đối xứng lại có một chấm tròn màu đối lập nằm trong đó. Màu sắc của Thái cực đồ có thể thay đổi cũng như độ xoắn vào nhau củ hai hình đối xứng.

Thái cực đồ

Hai mặt Âm Dương hổ trợ cho nhau, bù đắp cho nhau thành một thể hoàn thiện. Không một tổng thể, cá thể nào có thể tách biệt hoàn toàn 2 mặt đó. Khi Âm thịnh thì Dương suy và ngược lại.

Trong phần Dương có mắt đen và trong phần âm có mắt trắng thể hiện trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Âm và Dương trung hòa, chuyển hóa tạo thành một chỉnh thể cân bằng.

Trong thuyết văn ( một cuốn sách cổ của người Trung Quốc) có nói “Âm là ám nghĩa là tối, “Dương” là minh nghĩa là sáng. Đây là cách lý giải thấu đáo nhất về hai khái niệm Âm Dương.” Chu dịch” là cuốn sách đầu tiên của Trung Quốc nói đến sự thay đổi của Âm Dương. Trời là Dương, Đất là Âm, Trời và Đất là khối Âm Dương lớn. Có Âm Dương của Trời Đất thì mới só sự thay đổi của Đất Trời, có sự thay đổi đó thì mới sinh ra vạn vật trên thế gian.

Bài Ca Âm Dương về thực vật

Gia lý chủng hoa giảng Âm Dương

Hoa mộc thụ quang bất nhất dạng

Âm sinh khả phóng âm ám vị

Dương sinh thực vật nghi cận song

dịch

(Trong nhà trồng hoa cần coi trọng Âm Dương

Mỗi loài cây hấp thụ ánh sáng mặt trời đều khác

Những cây tính Âm có thể trồng nơi tối

Những cây tính Dương nên trồng nơi sáng)

Vạn vật trên thế gian đều có thể phân rõ âm dương. Bản thân các loài cây cũng được chia làm 2 nhóm Âm Dương khác nhau. Tuy nhiên xét về môi trường phát triển của cây, chúng ta có thể chia thực vật thành loại thích sống ở những nơi co nhiều ánh sáng và những nơi có ít ánh sáng. Nếu trồng cây ưa sáng ở những vị tri tối, ẩm ướt thì cây rất khó phát triern, không thể ra hoa thậm chí cây sẽ nhanh chết.

Cây ưa ánh sáng có rất nhiều loại như: hao hồng, hoa mai, hoa cúc, đỗ quyên,…Khi trồng dưới ánh sáng mặt trời đạt tới 1800 illuminance những loại cây sẽ nở hoa. Ngược lại nếu không đủ sáng thì có chăm sóc đến cở nào cũng không thể ra hoa. Ngoài ra trong số rất nhiều các loài thực vật trung tính như tai voi, anh thảo có thể nở hoa ở điều kiện ánh sáng nhỏ hơn 1800 illuminance.

Các loài thực vật không ưa sáng như: thủy tùng, cây vạn niên thanh, thiết mộc lan là những loại cây có thể sinh trưởng bình thường dưới điều kiện áng sáng dưới 100 illuminance. Các loài này co thể sống trong phòng tối một thời gian khá dài. Ngoiaf ra cũng có 1 số loài thuộc Âm dương như hàm Tiếu, Hoa Lan.

Bảng phân loại thuộc tính của một số loại cây xanh

THUỘC TÍNH NGŨ HÀNH CỦA THỰC VẬT

Ngũ hành bao gồm: KIm, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. “Thượng Thư” có nói “Thủy và Hỏa coi nư hai yếu tố ăn uống hàng ngày; “Kim và Mộc là công cụ là phương tiện để lao động hàng ngày; Thổ là thứ sinh ra vạn vật xung quanh, tất cả là để phục vụ con người” Trong “Hồng Phạm- Thượng Thư” cũng có viết ” Thủy là nhuận hạ, Hỏa là viêm thượng, Mộc là khúc trực, Kim là tòng thảo”. Theo Thượng Thư “Thủy” thuộc tisng hàn, hướng xuống dưới; tính chất của hỏa là tăng thêm sự nóng nực, Mộc là cong thẳng hài hòa, luôn luôn phát triển; tính chất của Kim là mạnh mẽ hiên ngang; Thổ có thuộc tính sinh trưởng, chuyển hóa. Từ nhuwncg tính chất trên chúng ta có thể quy tất cả những vật chất trên như các yếu tố kể trên về các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, thổ.

Bài ca về ngũ hành của thực vật

Phương Đông nên trồng cây thuộc Mộc

Phương Tây nên trồng cây thuộc kim

Cây nào thuộc Thổ thì trồng ở giữa

Cây nào thuộc Hỏa trồng phương Nam

Phương Bắc nên trồng cây thuộc Thủy

Như thế mới “địa lợi nhân hòa”

Trồng cây đúng hướng thêm sức khỏe

Trồng sai hoa héo, chủ nhân buồn.

Xét một cách toàn diện thì tất cả các loại cây trong tự nhiên đều thuộc hành Mộc trong ngũ hành, các loài cây có thể thuộc Dương Mộc, Âm Mộc, hay nói cách khác thế giới thực vật cũng được chia rõ âm dương. Tuy nhiên căn cứ vào màu sắc, thời gian sinh trưởng , phương hướng vị trí của cây, mùi vị, màu sắc của vỏ cây và lá cây, hình dạng của lá

chúng ta có thể phân loại cây theo từng hành trong ngũ hành.