Cây Lưỡi Hổ Thái thuộc top 5 cây trồng lọc không khí và top 10 cây phong thủy được ưa chuộng nhất. Cây thích nghi rộng, dễ chăm sóc, tuổi thọ trung bình cao. Cây có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời đều được, đối với cây trồng ngoài trời cần tưới nhiều nước hơn và bổ sung dinh dưỡng cây thường xuyên hơn.
Giá trị mà cây Lưỡi Hổ mang lại
Giá trị thẩm mỹ: với đặc thù lá nhọn, dáng lá thẳng đứng tạo cảm giác tối giản, tạo không gian rộng, thoáng đãng, dễ chịu.
Giá trị về mặt phong thủy: cây có công dụng trừ trà, nếu bạn đang bị vận đen thì nên trồng một cây lưỡi hổ trong nhà để xua đuổi tà khí hút vận may và sự bình an.
Nếu người mệnh Kim, Thủy trồng lưỡi hổ trong nhà sẽ giúp tạo vận may, chiêu tài lộc, tạo trường năng lượng giúp tỉnh táo hơn và cải thiện năng suất làm việc. Đặc biệt người làm kinh doanh trồng lưỡi hổ sẽ giúp giữ vững phong thái, xua đuổi được vận đen kẻ xấu bài ra.
Giá trị về mặt sức khỏe: Cây lưỡi hổ có thể lọc bức xạ điện từ cực tốt phát ra các thiết bị điện tử như tivi,máy tính, điện thoại, lò vi sóng,…đồng thời còn có thể lọc tạp chất khí độc có trong không khí, lọc mùi hôi rất hiệu quả. Cây lưỡi hổ như một cổ máy lọc không khí, nếu bạn đang có dự định mua máy lọ không khí thì nên thay bằng cách trồng lưỡi hổ vừa tiết kiệm lại vừa cải thiện môi trường sống cũng như cải thiện hô hấp nhà bạn.
Hiện nay có một số trang mang nói về công dụng chữa bệnh của lưỡi hổ, tuy nhiên trước các thông tin không có nguồn gốc rõ rang và ảnh hưởng trực tiếp moị người không nên học làm theo, vì hiện nay chưa có nghiên cứu trong và ngoài nước nào nói về vấn đề này. Hãy luôn cẩn trọng trước các thông tin quan trọng để tránh gánh họa về thân và bảo vệ chính bạn cũng như gia đình bạn.
Nên đặt cây lưỡi hổ ở những vị trí nào?
Một số vị trí đặt cây lươi hổ lý tưởng như: phòng ngủ giúp tăng cường oxy mang lại giấc ngủ sâu, mang lại cảm giác dễ chịu sau thức giấc.
Đặt cây lưỡi hổ ở cửa ra vào để xua đuổi tà ma, tạo năng lượng và trường sinh khí tốt.
Đặt cây ở bàn làm việc để tăng khả năng tập trung năng cao hiệu quả làm việc đồng thời tạo năng lượng cho bản thân thu vận may và tài lộc.
Một Số loại cây Lưỡi Hổ thường gặp
- Cây Lưỡi Hổ Việt có lá dài hơn, viền lá vàng và gân lá sọc trông cũng rất xinh xắn.
- Cây Lưỡi Hổ Thái xanh: về hình thái cấu tạo thì giống cây Lưỡi Hổ Thái viền vàng, tuy nhiên chúng có những gân lá sọc vằn trông khá đẹp mắt và phần lá có phần bầu bĩnh hơn.
Cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ
- Đất: cây lưỡi hổ là cây trồng cần độ thoáng khí trong đất cao. Nên chọn loại đất có thành phần thoát nước tốt, tránh trồng 100% bằng đất thịt mà nên trộn thêm vào các giá thể thoát nước tôt như vỏ trấu haowjc tro trấu vừ tăng độ thoáng vừ cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
- Nước: cây lưỡi hổ nhạy cảm với nước nên việc hạn chế tưới ngập nước là điều nên tránh. Lượng nước cho cây phụ thuộc vào kích thước cây và loại đất trồng. tuy nhiên với bất kì size cây nào thì lượng nước tưới tiêu chuẩn phải đảm bảo đủ ẩm cho đất là đạt yêu cầu.
- Ánh sáng: cây Lưỡi hổ thích nghi môi trường sống rẩt tốt, chúng có thể trồng được ở môi trường ít ánh sáng hoặc trồng trực tiếp ngoài trời.
- Dinh dưỡng: nên bổ sung dinh dưỡng cho cây thường xuyên hơn nếu trồng ở ngoài trời vì cây sẽ sinh trưởng phát triển nhnh hơn nên cần nhiều dinh dưỡng hơn. Phân vón tốt cho cây nên chọn các loại phân chuồng, phân trùn quế, phân hữu cơ vi sinh để tăng đề kháng cho cây vì lưỡi hổ thường mắc một số bệnh về nấm.
tham khảo thêm phân bón cho cây tại link https://kienglaindoor.com/phan-trun-que-phan-bon-huu-co-dang-vien-nen/ - Nhân giống: có thể nhân giống Cây lưỡi hổ bằng cây con tách r từ thân cây mẹ,,bằng lá hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tuy nhiên hiện nay cây được nhân giống bằng lá và thân cây con là chủ yếu.
Mẹo chọn cây Lưỡi Hổ khỏe đẹp.
- Nên chọn cây có chồi non, lá không có vết loang lỗ, vì những vết loang đấy là những mầm bệnh chứa nấm gây hại có thể sẽ lây lan cho các cây khác.
- Nếu là bụi cây thì nên chọn những bụi có mầm con hoặc cây con đã ra lá hoàng chỉnh.
- Một cây lưỡi hổ có chóp lá sắc nhọn sẽ là cây khỏe và đạt chuẩn chỉnh đẹp.