Cây Bạch Mã Hoàng Tử thuộc nhóm cây trồng nội thất dễ chăm sóc, top 1 cây phong thủy vượng tài cho gia chủ. Cây Bạch Mã với những đường nét gân lá nổi trắng sọc trên nền lá xanh, các đường vân uốn lượn tạo điểm nhấn rất riêng và mang vẻ đẹp bền bỉ. Cây trượng trưng cho sự nhiệt huyết, kiên định và thẳng tiến. Cây bạch Mã sẽ làn món quà khai trương ý nghĩa, quà tân gia với lời chúc tốt đẹp. Cây bạch mã được lựa chọn trang trí không gian văn phòng, quán café, quán ăn, nhà hàng,… Bởi cây không chỉ đẹp mà còn dễ chăm sóc và đặc biệt là trồng được trong nhà với tuổi thọ trung bình hơn 2 năm.
Công dụng: Cây bạch mã hoàng tử thường được trồng chậu làm cây cảnh nội thất, cây văn phòng.
Hình dáng cây đẹp, màu sắc lá bắt mắt kết hợp với chậu sứ sang trọng sẽ là loại cây trang trí văn phòng, công ty, nhà ở, quá cafe, nhà hàng, khách sạn,…mang giá trị thẩm mỹ cao.
Đặc điểm cây Bạch mã hoàng tử
- Rễ: cây có rêc chùm, màu nâu sẫm đối với rễ già và màu trắng phao với những chiếc rễ con mới nhú.
- Thân: Cây bạch mã thuộc nhóm cây thân thảo, mọc thành từng khóm/bụi.
- Lá: lá cay bạch mã là lá đơn, màu xanh xen kẽ những đường vân trắng, chóp lá nhọn, lá dạng bầu bĩnh.
- Hoa: cây bạch mã cũng là loại cây thường ra hoa, hoa cây bạch mã có dạng mo trong chi vạn niên thanh; mo màu trắng. Cây bạch mã hoàng tử được ứng dụng trong cảnh quan nhờ vẻ đẹp của lá nên hoa và quả không nổi bật và được chú ý nhiều.
Ý NGHĨA PHONG THỦY CÂY BẠCH MÃ HOÀNG TỬ
Đây là loài cây có tên gọi mạnh mẽ, màu sắc tươi tắn, dáng vươn cao hiên ngang nên thích hợp làm quà cho nam giới nhân dịp khai trương, chúc mừng,… Với thân cây và tán lá có màu trắng nên cây Bạch mã hoàng tử được xếp vào các cây thuộc hành Kim, thích hợp làm quà tặng hoặc chưng bày trong gia đình của người có mệnh Kim và Thủy.
Người mệnh Kim trồng cây cùng mệnh sẽ thu về gấp đôi thuận lợi, cuộc sống gia đình hạnh phúc và gia tăng các mối quan hệ ngoài xã hội.
Trong ngũ hành thì Kim sinh Thủy nên cây Bạch mã hoàng tử sẽ là lá chắn hỗ trợ giúp gia chủ tốt về sức khỏe, bình an và thuận lợi trong làm ăn
CÁCH CHĂM SÓC CÂY BẠCH MÃ HOÀNG TỬ
Muốn có được cây bạch nã hoàng tử bền, đẹp trong không gian nhà ở cần lưu ý cách chăm sóc sau:
- Đất: Cây thuộc nhóm thân thảo nên sẽ khá nhạy cảm với đất có độ thoát nước kém. Đất trồng cây cần đảm bảo độ thông thoáng và độ tơi xốp. đất trồng cần trộn thêm giá thể thoát nước như vỏ trấu và tro trấu có thể dùng theo tỉ lệ ½: ¼: ¼( đất/vỏ trấu/tro trấu).
- Nước: cây dễ bị úng nước nếu như tưới quá nhiều.Cần đảm bảo đất vừa đủ ẩm khi tưới và tưới đều đặn, nhất là đối vơi môi trường văn phòng nhu cầu nước sẽ rất ít vì không có nhiều ánh nắng. Tốt nhất là từ 7-10 ngày/1 lần tưới
- Ánh sáng: cây bạch mã thuộc nhóm ưa bóng nên không cần nhiều ánh sáng, tối thiểu có ánh áng đèn điện sáng hoặc đặt cây ở vị trí hứng ánh nắng tán xạ là tốt nhất. Tránh đặt cây ở góc khuất ánh sáng đèn điện hoặc góc tối đen cây sẽ không có đủ ánh sáng quang hợp sẽ dẫn đến chết cây.
- Dinh dưỡng: Cây phát triển thân lá là chủ yếu nên cần bổ sung dinh dưỡng , chủ yếu là đạm và ít canxi để tăng độ cứng cây. Loại phân phù hợp cho cây là phân hữu cơ với hàm lượng đạm cao định kỳ 1 tháng/lần, lượng phân bón thì nên bón theo khuyến cáo ở bao bì phân bón, tránh lạm dụng phân bón để cây không bị ngộ độc phân bón.
tham khảo phân bón hữu cơ cho cây tại link https://kienglaindoor.com/phan-trun-que-phan-bon-huu-co-dang-vien-nen/ - Nhân giống: cây thường được nhân giống bằng cành.
- Cắt tỉa: thường xuyên cắt tỉa các lá già ở phần gốc, nếu có nhừng lá bị thối nhũng nên cắt bỏ ngay để tránh bị lây lan các bệnh về nấm và vi khuẩn gây ra khi chúng ta vô tình tưới vào lá.
Một số điểm cần lưu ý khi trồng cây bạch mã:
- Khi cây ở trạng thái bình thường sẽ có màu xanh, tuy nhiên khi tất cả các lá cây bắt đầu nhạt màu thì đó là một trong biểu hiện của việc thiếu dinh dưỡng. Khi đó cần xem lại lần bón phân gần nhất và loại phân bón đang sử dụng và phương pháp bón phân đã đúng hay chưa.
- Khi cây có một số ít vàng xanh xen kẻ thì cần kiểm tra gốc xem gốc có bị thối hay không. Nếu gốc vẫn căng mọng nhưng bị thối thì rất có thể cây đã bị úng do nước hoặc thân có bị thối nhưng phần vỏ bao bọc có phần bị nhăng lại thì có thể là cây không hút được nước, khi đó cần cắt bỏ phần gốc có thân thối và tưới nước cho cây.