Cách chăm sóc cây Đại Phú
Nước: Đại phú có thân mọng nước nên bạn không cần phải tưới quá nhiều nước. Nên tưới với tần suất 1 – 2 lần/tuần. Ngoài ra, nên dùng khăn thấm nước để lau lá thường xuyên để lá được sáng đẹp và tăng cường khả năng quang hợp.
Dinh dưỡng: loại cây này cần đạm để phát triển thân. lá, thi thoảng cần bổ sung lân và kali giúp cây cứng cáp hơn.
Ánh sáng: Cây đại phú gia là cây ưa râm mát. Tuy nhiên, để cây có thể quang hợp để có màu xanh đẹp mắt thì cây vẫn cần một ít ánh sáng. Nhưng bạn không nên đặt cây ở những nơi có ánh nắng trực tiếp mà nên đặt cây ở nhuwncg vị trí có ánh sáng tán xạ. Phòng trị sâu bệnh: Đây là loại cây ít khi bị sâu bệnh hại, nhưng không chính vì vậy mà bạn chủ quan, thi thoảng cây vẫn gặp phải bệnh đốm lá hay nhện gây hại. Bạn chỉ cần cắt bỏ các lá có dấu hiệu nhiễm bệnh đó rồi phun thuốc cho cây là đượ
Nhân giống: Cây Đại Phú rất dễ nhân giống, các đoạn thân có thể cắt khúc, sau đó bôi keo liền sẹo để cho khô vết cắt giâm vào đất ẩm1 thời gian sẽ lên mầm. Hoặc có thể cắt ngang thân cây chừa phần gốc sau đó cây vẫn lên mầm mới.
Ý nghĩa cây Đại Phú
KHAI TRƯƠNG – Cây đại phú gia trong Hán Việt có nghĩa “đại” là to lớn giúp gia chủ làm việc đại sự suôn sẻ, “phú” là phú quý mang lại sự giàu sang, tiền tài, “gia” là nhà đại diện cho chủ nhà làm ăn phát đạt theo ý mình.
Chính vì vậy, người ta quan niệm rằng cây đại phú gia càng phát triển xanh tốt sẽ mang đến cho gia chủ nhiều may mắn và tài lộc. Nhưng khi cây chết thì mang lại điềm xấu nên gia chủ cần phải chăm sóc cây chu đáo hơn. Bên cạnh đó với hình dáng cây to lớn, lá um tùm cây còn là biểu tượng cho ý chí, kiên cường, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống.